Bộ trưởng Thương mại Indonesia, ông Zulkifli Hasan, hôm 27-9 đã thông báo về việc chính phủ nước này áp đặt lệnh cấm giao dịch thương mại điện tử trên các nền tảng mạng xã hội. Điều này có nghĩa là người tiêu dùng tại nền kinh tế đông dân nhất Đông Nam Á (ASEAN) không được phép mua hoặc bán hàng hóa, dịch vụ thông qua các nền tảng nêu trên.
Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức và được thiết kế để bảo đảm sự cạnh tranh công bằng, tránh đe dọa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Công ty công nghệ Bytedance (Trung Quốc), chủ sở hữu của TikTok, nuôi tham vọng biến lĩnh vực thương mại điện tử trở thành mảng kinh doanh trọng tâm bằng cách tận dụng sự tiếp cận lượng người dùng khổng lồ trên nền tảng mạng xã hội này.
Lệnh cấm của Indonesia có nghĩa là TikTok không được phép bán hàng trên nền tảng này. Chính phủ Indonesia đặt ra thời hạn một tuần để TikTok trở thành một ứng dụng độc lập, không có bất kỳ tính năng thương mại điện tử nào. Nếu không tuân thủ, TikTok có nguy cơ bị đóng cửa ở Indonesia.
Mittal cho rằng, ngay cả khi TikTok xin được giấy phép hoạt động riêng cho mảng thương mại điện tử, thì việc hoạt động như một ứng dụng bán lẻ trực tuyến riêng biệt “vẫn có thể là một thách thức”.
Theo ông Simon Torring, đồng sáng lập của Cube Asia, lệnh cấm của Indonesia có thể truyền cảm hứng cho các chính phủ khác ở ASEAN theo đuổi các hành động tương tự.
Tuy nhiên, TikTok vẫn có thể kiếm tiền thông qua quảng cáo sản phẩm, thay vì tích hợp thương mại điện tử tích hợp, ông nói thêm.